QUAN ÂM BỒ TÁT TRỤ LONG QUÁ HẢI
Tượng Quan Âm Bồ Tát Trụ Long Quá Hải hay còn gọi là tượng Quan Âm Bồ Tát Cưỡi Rồng được khá nhiều người biết đến. Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát cưỡi rồng được biết đến là hình tượng Phật Bà trên tay cầm bình cam lộ và đứng với tư thế cưỡi rồng lướt mây.
Trong Phật giáo, Quan Âm Bồ Tát có hạnh nguyên Đại Bi – tức “Từ bi hỉ xả” luôn lắng nghe và hóa giải tai ương cho chúng sinh. Theo truyền thuyết bình cam lộ của Đức Mẹ Quan Thế Âm vừa ngọt vừa mát là biểu trưng của lòng từ bi. Nước cam lộ cùng cành dương liễu được thể biện phổ biến trong các tác phẩm điêu khắc tượng Phật Bà Quan Âm:
“Đầu cành dương liễu vương cam lộ
Một giọt phương rưới cũng đầy
Bao nhiêu trần lụy điều tan hết
Đàn Tràng thanh tịnh ở ngay đây.”
Nước cam lộ rưới tới đâu là chan chứa tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi đau khổ của chúng sinh. Cành dương liễu là biểu trưng cho sự nhẫn nhịn, thiếu cành dương liễu sẽ không rưới được nước cam lộ. Hai thần vật này không thể tách rời cũng chính là lời răn dạy sâu sắc dành cho mỗi người. Nếu con người có lòng từ bi nhưng thiếu sự nhẫn nhịn thì không thể tu thành chính quả được.
Còn trong Phật giáo, rồng được biết đến như một linh vật vô cùng quyền uy. Rồng gắn liền với hình ảnh Long Vương tạo nên “mưa thuận gió hòa” cho nhân loại. Ngoài ra, rồng còn được xem là linh vật trấn trạch trong phong thủy, bảo vệ bình an cho gia đình.
Như vậy, tượng Phật Bà Quan Âm Cưỡi Rồng mang ý nghĩa đứng trên bể khổ của chúng sinh. Ngài ban phước lành và cứu vớt chúng sinh tai qua nạn khỏi. Đặc biệt, tượng đồng Phật Bà Quan Âm Cưỡi Rồng thường được dân đi biển thờ cúng và rất tin tưởng. Người ta cho rằng, Ngài hiển thị ở mọi nơi trên biển để cứu vớt chúng sinh qua sóng gió trên biển.
Reviews
There are no reviews yet.